Tác hại của ngủ gục trên bàn – những hậu quả nguy hiểm

Ngủ gục hay ngủ gật trên bàn làm việc là một thói quen phổ biến, đặc biệt là đối với dân văn phòng và sinh viên. Tuy nhiên, đây không phải là một thói quen tốt cho sức khỏe. Vậy tác hại của ngủ gục trên bàn như thế nào và ngủ gục trên bàn sao cho đúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay?

Ngủ ngồi có sao không? Những tác hại của ngủ gục mặt bạn nên biết

Tác hại của ngủ gục trên bàn – những hậu quả nguy hiểm
Ngủ gục trên bàn là tình trạng chung của lứa tuổi học sinh, sinh viên

Ngủ gục trên bàn gây các bệnh về xương khớp

Tư thế ngủ không đúng khi ngủ gục trên bàn, đầu thường cúi về phía trước hoặc gục sang một bên, gây áp lực lên cột sống cổ và vai gáy. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như: Đau nhức cổ, vai gáy cơn đau có thể lan xuống cánh tay và gây tê bì. Ngủ gục trên bàn trong thời gian dài có thể dẫn đến thoái hóa đĩa đệm, hẹp ống sống cổ, chèn ép dây thần kinh. Áp lực lên cột sống cổ khi ngủ gục có thể khiến cột sống bị cong vẹo, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ngủ gục trên bàn có thể khiến cơ bắp ở cổ và vai gáy bị căng cứng, dẫn đến hình thành gai cột sống.

Ngủ gục dễ gây các bệnh về hô hấp

Khi chúng ta thường xuyên ngủ với tư thế ngủ gục trên bàn, đầu thường cúi về phía trước hoặc gục sang một bên, gây tắc nghẽn đường thở. Do đường thở bị tắc nghẽn, bạn có thể cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi hít vào. Hơn thế nữa, ngủ gục trên bàn có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ, một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến thiếu oxy lên não và tim. Khi ngủ gục trên bàn có thể khiến vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến viêm phổi.

Ngủ gục trên bàn ảnh hưởng đến tuần hoàn và mạch máu

Tác hại của ngủ gục trên bàn – những hậu quả nguy hiểm
Thói quen ngủ gục trên bàn khiến nhiều người mệt mỏi và ảnh hưởng sức khỏe

Khi chúng ta ngủ gật trên bàn, đầu chúng ta thường cúi về phía trước hoặc gục sang một bên, gây áp lực lên ngực và bụng. Áp lực lên ngực và bụng có thể khiến máu lưu thông khó khăn hơn, đặc biệt là máu từ tim trở về tim. Điều này có thể khiến huyết áp tăng cao và tăng nguy cơ cao huyết áp, trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Hơn thế nữa, khi ngủ gục, tư thế gục đầu có thể khiến các mạch máu ở cổ và vai gáy bị chèn ép khiến gây nên các bệnh như đau đầu, tê bì, mỏi tay và các cơ bắp ở cổ và vai gáy bị yếu đi.

Ảnh hưởng sức khỏe não bộ khi ngủ gục trên bàn thời gian dài

Ngủ gục trên bàn chúng ta sẽ không thực sự ngủ say, khi thiếu ngủ, não bộ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tỉnh táo . Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung, ghi nhớ thông tin và xử lý thông tin của bạn. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc học tập, làm việc và hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Hơn thế, ngủ gục trên bàn có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và uể oải hơn vào ban ngày, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và học tập, khiến bạn khó có thể duy trì sự tỉnh táo và tập trung trong thời gian dài. Khi thiếu ngủ hay ngủ không ngon, não bộ không thể hoạt động hiệu quả, dẫn đến giảm khả năng sáng tạo, đưa ra ý tưởng mới và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Ngủ gục gây áp lực lên dạ dày

Sau khi chúng ta ăn trưa xong, dạ dày đang chứa nhiều thức ăn căng to và chưa kịp tiêu hóa, việc ngủ gục trên bàn là tư thế gập cong người, tư thế này gây chèn ép dạ dày làm tăng gánh nặng cho nhu động. Lúc đó lượng máu cần để bơm vào dạ dày sẽ tăng lên điều này khiến lượng máu bơm về tim giảm gây dễ thiếu máu bơm lên tim không có lợi cho nhu động bình thường của dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa, dễ tạo triệu chứng đầy bụng, gây viêm dạ dày mãn tính. Chính vì vậy tỷ lệ bệnh dạ dày xảy ra ở khối dân văn phòng rất cao

Cách ngủ ngồi đúng cách không gây hại sức khỏe 

Mặc dù ngủ ngồi không phải là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là giải pháp tạm thời khi bạn quá mệt mỏi mà không có chỗ nằm.

Chọn vị trí phù hợp khi ngồi ngủ

Khi ngồi ngủ gục bạn cần tìm ghế có phần tựa lưng cao, có thể ngả ra sau một góc 40 – 70 độ để hỗ trợ cột sống cổ và vai gáy. Tránh ngủ ở nơi ồn ào, náo nhiệt để dễ dàng chìm vào giấc ngủ và không bị gián đoạn giấc ngủ.

Giữ đúng tư thế ngủ

Chúng ta nên giữ lưng thẳng, tránh trường hợp gù lưng hoặc cúi đầu về phía trước. Không nên gồng vai hoặc căng thẳng cơ bắp ở vai gáy. Đầu tựa vào ghế hoặc sử dụng gối kê cổ và đệm ghế điều này giúp hỗ trợ cột sống cổ và giảm áp lực lên đầu. Chân nên để vị trí duỗi thẳng hoặc kê cao bằng ghế, tránh để chân bị chèn ép hoặc tê bì. Có thể sử dụng chăn mỏng hoặc áo khoác để giữ ấm giúp cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn.

Thời gian ngủ trưa hợp lý

Mỗi buổi trưa chỉ nên ngủ ngồi trong thời gian ngắn tối đa khoảng 30 phút. Không nên ngủ ngồi trong thời gian dài hoặc thường xuyên vì ngủ ngồi quá lâu có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Sau khi ngủ dậy hãy đứng dậy và vận động nhẹ sau khi ngủ điều này giúp cơ thể lưu thông máu huyết và giảm căng cơ. Uống ngay 1 cốc nước khi ngủ dậy giúp bù nước cho cơ thể sau khi ngủ.

Giấc ngủ trưa thực sự rất quan trọng, nó giúp chúng ta có tinh thần tỉnh táo hơn trong các buổi chiều làm việc. Hãy thay đổi thói quen ngủ gục trên bàn và áp dụng cách ngủ ngồi đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.

Đánh giá
Facebook 8h - 22h
Zalo 8h - 22h
Gọi ngay
0976606365 8h - 22h
Home